0
0 commentaire

Chương trình Tú tài Quốc tế – International Baccalaureate (IB) là gì?
IB là chương trình giáo dục toàn diện, văn bằng có giá trị cao và được nhiều quốc gia công nhận. Chương trình IB có tên gọi đầy đủ là chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate). Chương trình giáo dục này được tạo ra ở Thụy Sĩ vào năm 1968 và hiện được áp dụng trên 157 quốc gia với 5.175 trường học trên toàn thế giới.
Theo tổ chức IBO, chương trình IB hiện có 4 cấp bậc sau đây:

  • Primary Years Programme (PYP): Chương trình tú tài bậc tiểu học cho học sinh từ 3 tuổi đến 12 tuổi.
  • Middle Years Programme (MYP): Chương trình tú tài dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 10 (từ 11 đến 16 tuổi).
  • Diploma Programme (DP): Chương trình tú tài dành cho học sinh lớp 11, 12 (từ 16 đến 19 tuổi).
  • Career-related Programme (CP): Chương trình giáo dục quốc tế liên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu của sinh viên liên quan đến nghề nghiệp bao gồm cả việc học nghề hoặc việc làm.

Xem thêm: Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em
Cấu trúc chương trình Tú tài Quốc tế (IB)
Khi học chương trình IB, học sinh cần chọn ít nhất 3 môn (không nhiều hơn 4 môn) ở trình độ nâng cao và các môn còn lại học ở trình độ cơ bản. Đó là môn học thuộc các nhóm học được quy định như sau:

  • Language and Literature: Nhóm môn Văn học và Ngôn ngữ
  • Language Acquisition: Nhóm môn đọc hiểu
  • Individuals and Societies: Nhóm môn Phát triển bản thân và Xã hội học gồm Địa lý, Lịch sử, Tôn giáo, Kinh tế, Tâm lý, Triết học, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Thông tin
  • Science: Nhóm môn Khoa học gồm Hóa học, Sinh học, Vật lý, Thể dục, Hệ thống Môi trường, Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Thiết kế
  • Math: Nhóm môn Toán học
  • Arts: Nhóm môn Nghệ thuật gồm Âm nhạc, Khiêu vũ, Kịch nghệ, Phim ảnh, Nghệ thuật Thị giác

Hồ sơ người học trong chương trình Tú tài Quốc tế (IB learner profile)

  • Là người ham học hỏi (Inquirers): Học sinh trau dồi trí tò mò vốn có, phát triển các kỹ năng cần thiết để thực hiện việc tìm hiểu và khám phá, cũng như thể hiện tính độc lập trong học tập của mình. Hơn nữa, các em học tập với sự nhiệt huyết kéo dài trong hành trình học tập suốt cuộc đời.
  • Có kiến ​​thức rộng (Knowledgable): Học sinh có thể khám phá các khái niệm, ý tưởng và thách thức mang tính địa phương và toàn cầu. Bằng cách đó, các em có được kiến ​​thức chuyên sâu và toàn diện trên nhiều môn học đa dạng và cân bằng.
  • Biết cách suy luận tư duy (Thinkers): Học sinh chủ động sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo để phát hiện và giải quyết các vấn đề phức tạp, cũng như đưa ra các phán đoán hợp lý và có đạo đức.
  • Là người giao tiếp tốt (Communicators): Học sinh có thể nắm bắt và truyền đạt ý tưởng bằng nhiều ngôn ngữ thông qua các cách giao tiếp khác nhau một cách tự tin và sáng tạo. Các em có thể cộng tác và làm việc hiệu quả với những người xung quanh.
  • Có nguyên tắc (Principle): Học sinh cư xử chính trực, trung thực và có ý thức mạnh mẽ về sự công bằng, công lý, và tôn trọng các cá nhân, nhóm và cộng đồng. Các em có trách nhiệm với hành vi của bản thân và hệ quả từ các hành vi đó.
  • Có tư duy cởi mở (Ope-minded): Học sinh hiểu và trân trọng nền văn hóa và lịch sử cá nhân của mình, đồng thời cởi mở với ý kiến, niềm tin và truyền thống của người khác và cộng đồng xung quanh. Các em khám phá và phân tích nhiều quan điểm khác nhau, đồng thời mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ đó.
  • Biết quan tâm sẻ chia (Caring): Học sinh thể hiện sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của người khác. Các em có cam kết cá nhân đối với việc bảo vệ các dịch vụ cộng đồng và nổ lực để cải thiện cuộc sống của những người khác và môi trường.
  • Là người can đảm chấp nhận rủi ro (Risk-takers): Học sinh giải quyết các tình huống bất ngờ và sự không chắc chắn bằng lòng can đảm và tầm nhìn xa của mình, đồng thời có tinh thần tự do để thử nghiệm các vai trò, ý tưởng và phương pháp mới. Các em can đảm và thẳng thắn trong việc bảo vệ ý tưởng của mình.
  • Biết cân bằng (Balanced): Học sinh nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng trí tuệ, thể chất và cảm xúc để đạt được hạnh phúc cá nhân cho bản thân và những người khác.
  • Biết suy ngẫm và phản ánh (Reflective): Học sinh quan tâm cẩn thận đến quá trình học tập và kinh nghiệm của bản thân. Các em có thể phân tích và hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để hỗ trợ quá trình học tập và phát triển bản thân.

Xem thêm: Phương Pháp Reggio Emilia
Chương trình Tú tài Quốc tế bậc Tiểu học IB PYP
Chương trình IB PYP hay chương trình Tú tài Quốc tế bậc Tiểu học đặt ra các tiêu chuẩn cao về giáo dục và nhấn mạnh tư duy sáng tạo, phản biện. 4 khía cạnh chương trình chú trọng phát triển gồm trí tuệ, cảm xúc, cá nhân và các kỹ năng mềm để phát triển khả năng học tập trong môi trường quốc tế.
Chương trình IB còn có tính học thuật chuyên sâu và được thiết kế như chương trình giáo dục toàn diện, vừa tập trung vào từng môn học cụ thể vừa hoàn thành các học phần, hoạt động để nâng cao khả năng suy luận, giải quyết các vấn đề phức tạp. Điều này giúp học sinh phát triển toàn diện, có cơ hội trở thành công dân toàn cầu.
Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc về chương trình IB – chương trình giáo dục sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Để hiểu rõ hơn về chương trình học tại ISSP, cũng như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng 2 cách liên lạc dưới đây:

Interprétation de rêve personnalisée

Envie d’une interprétation de rêve personnalisée ? Donnez quelques sous sur Patreon ou via Xoom et je vous répondrais en personne !

ISSP Question posée 25 décembre 2022
Faire un commentaire